VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

THUA THIEN HUE INSTITUTE FOR DEVELOPMENT STUDIES

Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về phát triển cơ sở hạ tầng và cây xanh, mặt nước tại thành phố Huế

Đẩy mạnh nâng cao nhận thức về phát triển cơ sở hạ tầng và cây xanh, mặt nước tại thành phố Huế

Th9 29, 2023

Trong định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cây xanh và mặt nước tại đô thị. Việc lựa chọn loài cây đặc trưng, bản địa hay là sự kết hợp của nhiều loài cây, thảm cỏ đa sắc màu cho “lá phổi xanh” của thành phố đang là điều được tỉnh Thừa Thiên Huế cân nhắc, tính toán kỹ càng trong quá trình phát triển.
Thành phố Huế là một trong những thành phố Xanh ở được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hầu hết người dân tại Huế đều nhận thức được lợi ích của cây xanh mang lại cho khí hậu và cuộc sống thường nhật, trong đó việc ứng dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, cụ thể là cơ sở hạ tầng cây xanh, mặt nước để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để người dân trên địa bàn thành phố hiểu hơn và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cây xanh, mặt nước, ngày 19, 20 và 21/9/2023, Dự án GreenCityLab Huế đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Khoa học Miền Trung (MISR), UNBD Phường Thủy Biều và UBND Phường Phú Hội cùng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện ba sự kiện cho các nhóm đối tượng khác nhau để thảo luận về các kịch bản tiềm năng cho việc tăng cường khả năng chống chịu về mặt xã hội và sinh thái, bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái đô thị và những dịch vụ sinh thái thông qua thúc đẩy các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NBS) và cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước (GBI) trong khu vực đô thị thành phố Huế; tư vấn quy hoạch và xây dựng những không gian xanh mới và trao đổi với các bên liên quan tại địa phương về nhu cầu cụ thể của người dân tại địa phương.
Tại các buổi hội thảo, ông Luca Henry – Nghiên cứu viên về Địa lý Đô thị, Đại học Humboldt-Berlin và ông Fabian – Phó Trưởng phòng Luật Môi trường – Viện độc lập về các vấn đề môi trường đã nêu ra những vai trò quan trọng và các thách thức của việc quy hoạch cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước ở cấp khu vực và toàn thành phố.
Cũng tại Hội thảo bàn tròn, đại diện các cơ quan quản lý hà nước đã chia sẻ rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước tại Huế hiện tại chỉ mới khuyến khích thực hiện chứ chưa có quy định pháp lý nào yêu cầu thực hiện. Do đó, không đảm bảo được việc tích hợp cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước vào quy hoạch đô thị. Đặc biệt, khi phát triển các khu đô thị mới, cần ưu tiên xem xét thêm việc tích hợp cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước.
Thông qua Hội thảo chia sẽ, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp quan trọng trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người dân và nhà đầu tư về lợi ích của cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước để khuyến khích sự tham gia vào quá trình phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng cây xanh – mặt nước tại thành phố Huế.
Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

Trả lời

RELATED POSTS