VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

THUA THIEN HUE INSTITUTE FOR DEVELOPMENT STUDIES

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐỊA PHƯƠNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Th4 01, 2024

Ngày 27-28/3/2024, với sự hợp tác của UNDP Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa”.

Khoá đào tạo nằm trong khuôn khổ dự án “Thách thức đổi mới chấm dứt ô nhiễm nhựa” (EPPIC) do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khởi xướng với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Na Uy và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy (Norad) nhằm tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới.

Tham dự Khoá đào tạo có đại diện của các đơn vị nhà nước cấp Trung ương, chuyên gia và hơn 50 học viên là cán bộ công chức, viên chức, nhân viên của các địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng.

Lớp đào tạo được tổ chức từ ngày 27 – 28/3/2024 theo từng chuyên đề khác nhau, như: Tổng quan về chiến lược quốc gia và quốc tế về giảm thiểu rác thải nhựa; Tổng quan về tình hình quản lý rác thải nhựa tại địa phương; Giới thiệu công cụ đổi mới sáng tạo trong Khu vực công xác định vấn đề trong quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa; Giới thiệu công cụ trong tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa. Đặc biệt thông qua khoá đào, các học viện được tham quan thực tế và học hỏi mô hình công nghệ xử lý rác thải tại Nhà máy rác Phú Sơn, tỉnh Thừa Thiên Huế với công xuất tối đa đạt 600 tấn mỗi ngày nhằm chuyển rác thành điện, và lắng nghe những giải pháp hữu ích như BioDF, Chuyến đi của Rơm… trong thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa và tăng cường tái chế các loại chất thải nhựa.

Trong quá trình đào tạo và trao đổi lẫn nhau, tất cả các học viên cũng có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ công việc tại địa phương, cách tiếp cận và hiểu rõ về tư duy đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết như ô nhiễm chất thải nhựa. Chương trình đã cung cấp kiến thức, một số công cụ trực quan, thiết thực nhằm dẫn dắt các cán bộ, công chức, viên chức có thể tư duy để đề xuất giải pháp phù hợp. Cuối khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành từ Ban tổ chức.

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

Trả lời

RELATED POSTS