VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

THUA THIEN HUE INSTITUTE FOR DEVELOPMENT STUDIES

THỪA THIÊN HUẾ – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

THỪA THIÊN HUẾ – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

Th8 28, 2023

Sáng này 28/8/2023, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới”.

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu TS. Hoàng Hồng Hiệp – Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, ông Nguyễn Văn Phúc – GĐ Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Tân – Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam, ông Cung Trọng Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển, TS. Trần Đình Hằng – Phân Viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia VN tại Huế cùng đại diện các sở ban ngành, các tổ chức, hiệp hội và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

TS. Cung Trọng Cường – Viện trưởng Viện NCPT

Hội thảo đã được chuyên gia chia sẻ, trình bày các tham luận và ý kiến nhằm phát triển bền vững du lịch tại các đô thị miền Trung, cơ hội phát triển đời sống kinh tế – xã hội và phát triển công nghiệp văn hóa – sáng tạo của miền Trung nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

TS. Hoang Hồng Hiệp – Q. Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ

Việc liên kết nhằm phát huy lợi thế đặc trưng du lịch của các địa phương đã được các tỉnh/thành khu vực miền Trung triển khai thực hiện trong nhiều năm qua, tuy nhiên để sự liên kết, phối hợp hành động một cách đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương trong việc tận dụng các tài nguyên di sản để thúc đẩy hoạt động du lịch vẫn chưa được các tỉnh/thành triển khai.

Ông Nguyễn Tân – Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam

TS. Cung Trọng Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cho rằng: Với nguồn lực về di sản, văn hóa nghệ thuật, sản phẩm truyền thống, (123 điểm đến, 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động, 37 Nghệ nhân và Thợ thủ công có tay nghề cao, 2 Nghệ nhân Nhân dân, 4 Nghệ nhân ưu tú…) Thừa Thiên Huế là điểm đến hấp dẫn cho sự phát triển ngành công nghiệp sáng tạo phục vụ du lịch. Với các tiềm năng, lợi thế sẵn có, công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo là sản phẩm mới cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế, từ đó có thể phát huy tối đa tiềm năng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kết nối với các điểm đến trong nước và thế giới. Với các tiềm năng về công nghiệp văn hóa tại các tỉnh thành khu vực miền Trung để thúc đẩy sự liên kết để xây dựng sản phẩm mới cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp công ty lữ hành hoạt động trong lĩnh vực du lịch, một số khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đã được các đại biểu nêu tại hội thảo. Các ý kiến đóng góp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý với cách nhìn nhận đa chiều về vấn đề phát triển du lịch bền vững ở miền Trung trong bối cảnh mới.

Kết thúc Hội thảo Ban tổ chức đã đề xuất những định hướng chiến lược và bàn luận sâu về các sáng kiến, tư duy mới gắn với phát triển bền vững vùng, đề xuất các giải pháp nhằm hiện thực hóa phát triển bền vững du lịch của vùng.

Viện Nghiên cứu phát triển

Trả lời

RELATED POSTS